Hôm nay dạo một vòng tìm kiếm trên mạng thì thấy rất nhiều tin tuyển dụng game designer, cũng như có rất nhiều bài viết và forum topic về nghề game design. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành game nói chung và ngành phát triển game nói riêng. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ có đam mê làm game nhưng chưa hiểu rõ công việc cũng như trách nhiệm của một game designer. Hi vọng bài viết này một phần nào đó giúp các bạn hình dung được bản chất của nghề "siêu hot" này và trang bị đầy đủ súng đạn để theo đuổi đam mê.
Với tiêu chí "làm game không khó", mình tôi sẽ trình bày chuỗi bài này dưới dạng bình dân nhất có thể để cả người ngoài ngành cũng hiểu được (đối tượng chính). Cấu trúc và nội dung bài viết không theo sách vở nào. Chủ yếu là từ kinh nghiệm bản thân, nghiên cứu bên ngoài và từ người thầy Stefan yêu dấu của tôi. Đây là bài đầu tiên, nếu đủ 1000 like sẽ thả rông viết tiếp.
Đầu tiên xin giới thiệu sơ qua về bản thân để mọi người khỏi thắc mắc: "Ông nội này là ai, biết gì về game mà nói như đúng rồi". Tôi đã làm game được hơn 6 năm, trong đó có gần 2 năm làm game designer và gần 3 năm làm producer tại Gameloft, gần 2 năm start-up làm mobile game với JOY Entertainment cùng với các anh em chiến hữu. Dự án tham gia thì cũng khoảng 30 cái trong ddosd làm game hoàn toàn từ đầu (thay vì porting) thì mới khoảng 5 cái thôi.
Ok, vào chủ đề chính. Qua chuỗi bài về Game Design này các bạn sẽ biết được:
Công việc của một creation game designer (không phải porting game designer) là gì
Từng bước để hoàn thành công việc bên trên
Trách nhiệm của một (các) game designer trong một dự án game là gì
Học gì, ở đâu và cần gì để trở thành một game designer
Làm thế nào để trở thành một game designer tốt (quá khó)
Các vấn đề khác như: viết document, phân tích game, làm việc nhóm, brainstorm thảo luận...
Từng bước để hoàn thành công việc bên trên
Trách nhiệm của một (các) game designer trong một dự án game là gì
Học gì, ở đâu và cần gì để trở thành một game designer
Làm thế nào để trở thành một game designer tốt (quá khó)
Các vấn đề khác như: viết document, phân tích game, làm việc nhóm, brainstorm thảo luận...
I - Game Designer Làm Gì?
Nhìn có vẻ buồn cười nhưng tấm hình trên hoàn toàn là sự thật thậm chí còn tệ hơn. Hầu hết mọi người ngoài ngành, thậm chí HR của công ty game và headhunt cho công ty game đều nghĩ game designer là coder hoặc vẽ đồ họa. Sự thật thì không phải như vậy, hầu hết game designer không phải là chuyên gia về lập trình hoặc biết vẽ đồ họa game (ngoại trừ một số siêu nhân, như bạn Huy game designer team tôi). Vậy công việc chính của họ là gì? Một cách khái quát thì sẽ là:
Sáng tạo, vay mượn và tập hợp các Game Mechanics (nôm na là cấu trúc các quy tắc) để tạo nên gameplay - lối chơi - hấp dẫn
Quyết định các yếu tố, tính năng nào có trong game
Sau khi đã xác định được 2 điều trên, game designer sẽ có nhiệm vụ viết, chỉnh sửa và cập nhập game design document
Liên quan đến viết lách, game designer còn có thể có trách nhiệm viết cốt truyện, kịch bản, mô tả nhân vật, hội thoại và cắt cảnh.
Sau khi game đã định hình, game designer sẽ tinh chỉnh các thông số game, độ khó, nhịp điệu game cho đúng với mục tiêu đề ra trong game design document.
Ngoài ra game designer còn thiết kế cấu trúc và nội dung của các level (màn chơi).
Một phần việc quan trọng của game designer là thiết kế tutorial (hướng dẫn chơi), phần thưởng và điểm số.
Với mô hình Freemium nở rộ, một trách nhiệm hết sức quan trọng đó là thiết kế nền kinh tế trong game như mô hình thu tiền, giá tiền vật phẩm, vật phẩm nào xuất hiện trong shop, có bao nhiêu vật phẩm...
Quyết định các yếu tố, tính năng nào có trong game
Sau khi đã xác định được 2 điều trên, game designer sẽ có nhiệm vụ viết, chỉnh sửa và cập nhập game design document
Liên quan đến viết lách, game designer còn có thể có trách nhiệm viết cốt truyện, kịch bản, mô tả nhân vật, hội thoại và cắt cảnh.
Sau khi game đã định hình, game designer sẽ tinh chỉnh các thông số game, độ khó, nhịp điệu game cho đúng với mục tiêu đề ra trong game design document.
Ngoài ra game designer còn thiết kế cấu trúc và nội dung của các level (màn chơi).
Một phần việc quan trọng của game designer là thiết kế tutorial (hướng dẫn chơi), phần thưởng và điểm số.
Với mô hình Freemium nở rộ, một trách nhiệm hết sức quan trọng đó là thiết kế nền kinh tế trong game như mô hình thu tiền, giá tiền vật phẩm, vật phẩm nào xuất hiện trong shop, có bao nhiêu vật phẩm...
Câu hỏi các bạn sẽ đặt ra là: Game Mechanic là cái gì?
Game mechanics nghe có vẻ to tát, cao siêu nhưng thật ra nó rất đơn giản. Game mechanics là tất cả những gì xảy ra trong game. Là một người chơi, bạn có thể làm những gì, và làm như thế nào. Về phía game, game có thể làm gì với người chơi, và làm như thế nào. Như tôi đã đề cập, mechanic là cấu trúc các rule (quy tắc).
Một ví dụ là mechanic di chuyển nhân vật/đối tượng trong game. Trong game bắn súng thì rule là bấm các phím nhất định, thường là WASD, để di chuyển nhân vật và di chuyển chuột để rẽ hướng. Cũng là mechanic này nhưng trong game dàn trận thì rule là dùng hoàn toàn bằng chuột, chọn đối tượng và chỉ đến điểm cần di chuyển đến. Rule của mechanic di chuyển trong game match-3 như Candy Crush Saga lại rất khác biệt. Thường nó là di chuyển đển một ô gần nhất theo chiều dọc và ngang bằng cách rê ngón tay.
Trên đây chỉ là những rule cơ bản trong một mechanic. Thường thì một game mechanic sẽ có rất nhiều rule tạo nên. Ví dụ ở Candy Crush Saga, ngoài chỉ di chuyển một ô, người chơi sẽ không thể di chuyển ra rìa ván chơi, di chuyển đến ô không ăn điểm sẽ bị trả ngược lại, có thể chạm vào viên kẹo rồi chọn ô kế bên thay vì rê ngón tay, tốc độ di chuyển của viên kẹo sẽ không quá nhanh hoặc quá chậm...v...v..
Sau khi đã xác định được rule, bạn cần phải điều chỉnh rule đó thể nào ví dụ như nhân vật A tốc độ đi 1m/s, nhân vật B ốm hơn nhanh hơn nên đi 2m/s. Lúc này bạn cần đến Parameter (thông số). Chính Parameter sẽ quyết định sự khác nhau giữa các đối tượng có cùng mechanic và game designer sẽ dựa vào thông số này để tạo ra sự đa dạng, sự cân bằng và chính xác cho các mechanic.
Lấy một ví dụ khác về Parameter, trong game bắn súng chúng tay có mechanic health (máu) cho nhân vật được thể hiện qua health bar (thanh máu) hoặc con số. Vậy trong mechanic này:
Rule là khi đối phương tạo sát thương lên nhân vật, bằng cách bắn hay đánh, thanh máu này sẽ giảm dần xuống. Một rule khác là khi máu giảm xuống đến 0, nhân vật sẽ toi.
Parameter trong ví dụ này sẽ bao gồm: máu nhân vật tối đa sẽ là bao nhiêu, mỗi sát thương tạo ra cho nhân vật sẽ làm nhân vật mất bao nhiêu máu, nhân vật sẽ có khả năng hồi máu hay không, khi gần hết máu nhân vật có bị ảnh hưởng gì không (giống COD khi hết máu màn hình sẽ nhòe). Và có thể còn nhiều parameter khác.
Parameter trong ví dụ này sẽ bao gồm: máu nhân vật tối đa sẽ là bao nhiêu, mỗi sát thương tạo ra cho nhân vật sẽ làm nhân vật mất bao nhiêu máu, nhân vật sẽ có khả năng hồi máu hay không, khi gần hết máu nhân vật có bị ảnh hưởng gì không (giống COD khi hết máu màn hình sẽ nhòe). Và có thể còn nhiều parameter khác.
Như các bạn đã thấy thì có rất nhiều game có mechanics giống nhau. Tùy nhiên Rule và Parameter của mỗi mechanic có thể khác nhau tùy theo mục đích của game designer. Đây là lý do tại sao tôi nói các bạn có thể sáng tạo hoặc vay mượn mechanic từ các game khác. Mục đích cuối cùng cũng là để tạo ra game/gameplay thật hay, thật hấp dẫn. Vậy thì làm thế nào để game thật hấp dẫn? Đó là:
Tạo cho người chơi hứng thú để giải quyết các thử thách trong game. Ví dụ ở game Candy Crush Saga thì các thử thách là qua màn, giành top highscore, vượt qua level hay điểm của bạn bè...v...v.
Cung cấp cho người chơi cảm giác chiến thắng, được tưởng thưởng khi giải quyết xong các thử thách bên trên. Trong game Megaman, phần thưởng cho người chơi sau khi giết trùm sẽ là một loại vũ khí mới. Trong game online sau khi giết được boss thì người chơi sẽ được rất nhiều phần thưởng. Hoặc ở game offline, khi phá băng trò chơi bạn sẽ có một cảm giác vô cùng sung sướng.
Cung cấp cho người chơi cảm giác chiến thắng, được tưởng thưởng khi giải quyết xong các thử thách bên trên. Trong game Megaman, phần thưởng cho người chơi sau khi giết trùm sẽ là một loại vũ khí mới. Trong game online sau khi giết được boss thì người chơi sẽ được rất nhiều phần thưởng. Hoặc ở game offline, khi phá băng trò chơi bạn sẽ có một cảm giác vô cùng sung sướng.
Cho người chơi cảm giác hồi hộp, tìm tòi khi khám phá trò chơi hoặc các rule. Những hầm ngục bí mật, những vũ khí ẩn, công thức ép đồ là những ví dụ rõ ràng nhất.
Tăng kỹ tăng cho người chơi khi chơi game. Người chơi sẽ cảm giác mình giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn, bá đạo hơn khi giải quyết xong các thử thách hoặc hoàn thành xong game của bạn. Ví dụ chơi game COD hoặc Battlefield nhiều sẽ tăng kỹ năng và phản xạ chơi game bắn súng
Trên đây chỉ là một số yêu tố cơ bản để định nghĩa sự "hấp dẫn" trong game. Tùy theo thể loại game, nền tảng game và tùy theo mục đích thiết kế của game designer mà các mechanic sẽ được sử dụng khác nhau. Một game mechanic tốt có thể nhu sau:
Trực quan và dễ hiểu
Tạo cho người chơi cảm giác dễ chơi, dễ "lên tay" nhưng lại rất khó thành siêu nhân (easy to play, hard to master)
Chính xác và hợp lý. Đừng để gamer nói game bạn không công bằng, không hợp lý
Các mechanic phải phối hợp và bổ sung cho nhau nhịp nhàng. Ví dụ mechanic di chuyển sẽ phù hợp với mechanic bắn, chém
Hấp dẫn khi chơi. Hãy tự hỏi chính mình rằng bạn có thấy vui khi làm điều đó (mechanic đó) trong game
II - Game Element là gì?
Qua bài viết này bạn sẽ hiểu được game element là gì, cách chọn các game element để cho vào game của mình.
Ở bài trước, chúng ta đã nói về game mechanics. Tại bài viết này chúng ta sẽ nói về những ai, cái gì sẽ sử dụng những game mechanics đó trong game của chúng ta.
Một các đơn giản, game element là những thành phần của game mà ảnh hưởng đến gameplay. Theo định nghĩa này thì:
Game Eelement Character
Nhân vật là game element.
Không phải nhân vật cũng là game element.
Vũ khí cũng là game element.
Mối liên quan giữa game mechanics và game element:
Một game element thường có nhiều game mechanics. Ví dụ element là viên kẹo trong Candy Crush Saga có mechanics là di chuyển và nổ
Ngược lại một game mechanics có thể được chia ra trong nhiều game element khác nhau. Ví dụ mechanics nổ trong Candy Crush Saga có trong viên kẹo, rau câu, cục gạch
Ngược lại một game mechanics có thể được chia ra trong nhiều game element khác nhau. Ví dụ mechanics nổ trong Candy Crush Saga có trong viên kẹo, rau câu, cục gạch
Tùy theo đặc trưng của mỗi game mà game designer sẽ xây dựng game mechanics trước rồi mới xây dựng game element, ví dụ chọn mechanics là chập 3 rồi mới quyết định element là viên kẹo, cục kim cương, chọn các mechanic đá gà rồi mới xây dựng loại gà. Hay chọn game element trước rồi mới nghĩa ra các mechanics phù hợp, ví dụ chọn nhân vật là con gà chọi rồi mới xây dựng mechanics di chuyển, chiến đấu cho em nó.
No comments:
Post a Comment